Đạo diễn Phi Tiến Sơn- "Đào, phở và piano" bán được nhiều vé, rạp càng lỗ"
Ngày 3/3, tại không gian Cà phê thứ 7 (Hà Nội) diễn ra chuyên đề Từ Hà Nội mùa đông năm 46 đến Đào, phở và piano, với sự tham gia của NSND Đặng Nhật Minh và đạo diễn Phi Tiến Sơn. Cả 2 bộ đều làm về một giai đoạn lịch sử: Hà Nội những năm 1946, 1947.
Buổi giao lưu do nhạc sĩ Dương Thụ dẫn dắt. Đạo diễn Phi Tiến Sơn hiện ở nước ngoài, ông xuất hiện trực tuyến để chia sẻ cùng khán giả về bộ phim.
Trước sức hút của phim Đào, phở và piano, đạo diễn Phi Tiến Sơn bộc bạch: “Theo dõi trên mạng và được đồng nghiệp báo tin, thấy phim được sự quan tâm của nhiều khán giả, đặc biệt là các khán giả trẻ, tôi bất ngờ và xúc động. Nhưng nói phim Đào, phở và piano là hiện tượng thì hơi quá lời”.
Nam đạo diễn thẳng thắn nói về nghịch lý của doanh thu bán vé: “Phim Đào, phở và piano càng đắt vé, Trung tâm Chiếu phim quốc gia càng lỗ. Vì đó là phim Nhà nước đặt hàng, mọi doanh thu của phim sau đó sẽ được nộp hết về ngân sách nhà nước và chủ rạp không được chia phần trăm doanh thu”.From: web game casino
Theo ông, một số rạp chiếu phim tư nhân tâm huyết với điện ảnh dân tộc, muốn chiếu miễn phí và hoàn 100% doanh thu về Nhà nước thì cũng “không nên là việc kéo dài và một mặt nào đó, cũng là không sòng phẳng với họ”.
Đạo diễn gốc Hà Nội nói, từ khi xóa bỏ bao cấp, Nhà nước chỉ chú trọng khâu sản xuất, còn bỏ lửng khâu phát hành phim nên có tình trạng ai biết thì đến xem, không thì thôi.
“Chúng ta làm phim, cũng giống như bán hàng, đều muốn bán sản phẩm, nhưng hiện nay, chỉ có Trung tâm Chiếu phim quốc gia phát hành phim Nhà nước, nó giống như một phòng triển lãm thì đúng hơn. Chiếu một thời gian nào đó, ai đến xem thì xem”, ông Phi Tiến Sơn nêu thực trạng.
Cũng theo ông, nếu cứ giữ cách làm việc như trên thì sẽ gây lãng phí, đồng thời cũng là một ứng xử chưa tốt, phần nào đó coi thường khán giả.
Nam đạo diễn chia sẻ rằng, điều thôi thúc ông làm phim Đào, phở và piano là vì tình yêu với Thủ đô: “Tôi sinh ra, lớn lên ở Hà Nội và có nhiều kỷ niệm với con người ở đóFrom: web game casino. Bản thân tôi thầm hứa phải làm gì đó vì Hà Nội. Tôi có cảm giác như mình có một món nợ với thành phố này, con người ở đây và khu phố cổ nơi tôi sinh sống”.
Ông mê đề tài lịch sử, bản thân ông gặp rất nhiều khó khăn khi làm phim về lịch sử.
“Tôi run rẩy khi nghĩ đến việc làm phim về chính sử. Chính vì thế, tôi đã chọn hình thức lấy bối cảnh lịch sử, không khí của một giai đoạn lịch sử để tạo nên một câu chuyện với những nhân vật hư cấu. Những nhân vật này xuất phát từ câu chuyện kể của bố tôi, từ ký ức của tôi về Hà Nội.
Ở đó, không có nhân vật nào mâu thuẫn với nhân vật nào, không ai căm ghét ai, không có mối thù tay ba, tay tư, không có rung động đời thường”, đạo diễn Phi Tiến Sơn cho biết.
Việc làmbối cảnh của phim cũng có nhiều chông gai. Đào, phở và piano đòi hỏi sự đầu tư khi tái hiện không gian đường phố đổ nát vì bom đạn, những chiến lũy được dựng từ giường tủ, bàn ghế… Vì thế họ đã dựng một phim trường tại một khu đất trống trong doanh trại quân đội ở Vĩnh Phúc.
“Đội ngũ thiết kế mỹ thuật dựng một số căn nhà, những bức tường đổ nát, chiến lũy. Sau đó, họ phá đổ căn nhà, vẽ biển hiệu, làm sơn bong tróc và trầy xước cho đúng thời đại. Xe tăng, tàu điện cũng được đặt làm riêng”, ông nói.
Nam đạo diễn cũng thừa nhận, có một số “hạt sạn” trong bối cảnh phim như hình ảnh cục nóng điều hòa lọt vào máy quay, nhưng điện ảnh Việt Nam còn hạn chế về kinh phí, nhân sự và vật liệu thiết kế đặc trưng, ê-kíp đã cố gắng nhưng vẫn không tránh được.
“Việc dựng lại đúng hoàn toàn so với bối cảnh lịch sử không phải điều dễ dàng, tôi hy vọng khán giả sẽ xem phim với tâm thế rộng mở, chấp nhận những chi tiết ước lệ, sáng tạo nếu nó không phải sai sót quá lớn”, ông mong mỏi.
Cũng vì độ “nóng” của phim, nam đạo diễn cũng nhận được nhiều lời mời viết kịch bản lịch sử của các hãng sản xuất phim tư nhân nhưng ông không nhận lời, bởi con đường này khó đi. “Tôi tin tưởng các đồng nghiệp của tôi vẫn sẽ tiếp tục con đường làm phim lịch sử dẫu nhiều chông gai”, đạo diễn Phi Tiến Sơn nói.
Tại buổi giao lưu với khán giả, đạo diễn Phi Tiến Sơn cho biết, nhiều bộ phim lịch sử Việt Nam bị đánh giá giống phim Trung Quốc bởi chúng ta chưa xây dựng được phong cách riêng, nổi bật lên Việt thông qua các bộ phim điện ảnh. Đây không chỉ là câu chuyện của nhà làm phim phải suy nghĩ mà tất cả người dân, cộng đồng cần chung tay.